#5.2_Chuẩn giao tiếp USB C

USB C

USB C là 1 dạng trong giao tiếp usb đang trở nên rất phổ biến hiện nay. Ở phần 5.1 ta đã tìm hiểu về giao tiếp usb, thành phần, tốc độ… Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu rõ hơn, cụ thể về USB type C và bộ chia usb.

Cùng theo dõi phần 2 ở bên dưới.

USB C | Phần nâng cao

Hoạt động của USB 3.0 & 3.1

USB đang ngày càng trở nên rất phổ biến, thâm nhập vào hầu hết các thiết bị điện tử. Do vậy tốc độ là rất rất quan trọng, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

USB C
USB 3.0 & Type C
  • USB 3.0 được ra mắt vào năm 2008 cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 5 Gbit/s 
  • USB 3.1 được ra mắt vào tháng 7 năm 2013 và cung cấp khả năng truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 10 Gbit/s

Có 1 sự khác biệt giữa các đời dưới như 2.0 so với 3.0 đó là khả năng truyền và nhận dữ liệu cùng lúc. Trong khi USB 1.0 và 2.0 chỉ truyền hoặc nhận dữ liệu theo 1 chiều thì USB 3.0 trở đi có thể đồng thời truyền và nhận dữ liệu.

Ngoài ra, USB 3.0 có khả năng cấp nguồn có dòng 900mA so với 500mA của đời trước. Do đó khi ta sử dụng cổng này để sạc pin sẽ nhanh gần gấp đôi so với USB 2.0.

Có thể bạn chưa biết: USB 2.0 chỉ có tốc độ truyền là 480 Mbit/s (USB 3.0 nhanh gấp 10 lần)

USB C là gì?

Giới thiệu về USB type C

USB C là gì? Đây là 1 dạng đầu nối được sử dụng với USB 3, do vậy tốc độ truyền nhận dữ liệu của nó rất cao, gấp khoảng 10 lần so với cáp mini-A hay micro-A (USB 2.0) .

Ta có thể thấy ở ngay trên các máy ảnh, smart phone, máy tính bảng,… Do sự tiện dụng và mạnh mẽ của nó.

USB C – USB type C trên smartphone

Đây là một tiêu chuẩn đầu nối duy nhất có thể được sử dụng cho tất cả các thiết bị. Khi mà USB-C ngày càng phổ biến thì các dạng đầu nối như micro-A, mini-A sẽ dần bị thay thế.

Có thể bạn chưa biết: Khi sử dụng cáp USB C bạn không cần phân biệt chiều trên dưới, bởi vì cả 2 chiều đều như nhau do cấu tạo của nó!!!

Cấu tạo của cáp USB type C

Cáp nối có 24 chân được bố trí theo dạng đối xứng qua tâm. Vì vậy nó có thể sử dụng với bất kỳ chiều cắm nào.

USB C
Bố trí chân trong usb type C (Click to zoom)
  • CC1 & CC2: (Channel configuration) phát hiện gắn / tháo cáp và chế độ thay thế, khi chúng ta cần kết nối USB với các tiêu chuẩn giao diện khác như HDMI, v.v.
  • D + & D-:   Cung cấp các cặp vi sai. Bố trí giúp nó sử dụng khi cắp ở bất kỳ chiều nào.
  • Cặp RX & TX:   Phần nhận và truyền dữ liệu, cũng sữ dụng cặp vi sai để loại trừ nhiễu đường truyền (khi trừ 2 giá trị RX+ và RX- thì sẽ loại bỏ được sai số đường truyền).
  • SBU1 & SBU2: Cổng được cấu hình lại để hoạt động giống như HDMI hoặc dạng giao diện khác.
  • VBUS:   Điện áp VBUS thông thường là 5 V, nhưng USB-C có khả năng sạc lại các thiết bị lớn hơn bao gồm cả máy tính xách tay và những thiết bị này cần điện áp lớn hơn với các điều chỉnh từ máy chủ. Công suất có thể đạt 100W trong khi USB 2.0 chỉ cung cấp công suất 2.5W (5V * 250mA)

Bộ chia USB – Hub USB là gì?

Bộ chia USB là một thiết bị mở rộng một cổng Bus nối tiếp đa năng thành nhiều cổng để có nhiều cổng hơn có sẵn để kết nối thiết bị với hệ thống chủ, tương tự như một dải nguồn.

Bộ chia USB – Hub USB

Ngày nay bộ chia USB rất cần thiết, vì sự tối ưu của các thiết bị điện tử nên số cổng USB sẽ ít đi. Khi có nhu cầu kết nối với nhiều thiết bị mà không có đủ đầu cắm, hoặc laptop không có kết nối HDMI, VGA,… bộ chia USB có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu trên.

Tất cả các thiết bị được kết nối qua bộ chia USB chia sẻ băng thông có sẵn cho bộ chia đó. Do vậy khi mua bộ chia USB cần lưu ý.

Tổng kết

Ta có thể hiểu được USB C là gì, và cũng kết thúc phần giao tiếp USB. Giao tiếp USB là giao tiếp rất phổ biến hiện nay. Do vậy có 1 ít kiến thức về nó ta sẽ hiểu, chọn, và sử dụng hiệu quả

Bạn có thể đọc thêm các chuẩn giao tiếp khác:

Bạn có thắc mắc gì trong bài viết không?

Đánh giá và để lại bình luận bên dưới nhá.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *