Transistor lưỡng cực (BJT) là gì?
Transistor lưỡng cực là gì? BJT là một loại linh kiện bán dẫn, được sử dụng rộng rãi trong điện tử để khuếch đại hoặc chuyển đổi tín hiệu điện. Nó cũng bao gồm 2 loại loại chính là BJT thuận (PNP) và BJT nghịch (NPN).
Cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Transistor lưỡng cực là gì?
Khái niệm, đặc điểm
Transistor lưỡng cực (BJT) là một loại linh kiện bán dẫn, được sử dụng rộng rãi trong điện tử để khuếch đại hoặc chuyển đổi tín hiệu điện.
BJT là 1 trong 2 loại Transistor chính là Transistor lưỡng cực (BJT) và Transistor hiệu ứng trường (FET)
Bạn có thể xem lại bài viết “Transistor là gì” để nắm được tổng quan về Linh kiện điện tử này!
BJT có hai loại chính theo cấu tạo lớp bán dẫn của nó là Transistor nghịch (NPN) và Transistor thuận (PNP).
Hoạt động của Transistor lưỡng cực (BJT)
- Gồm ba cực: Transistor BJT bao gồm ba cực chính: Cực gốc – Base (B), cực góp – Collector (C), và cực phát – Emitter (E).
- Chế độ hoạt động: BJT kiểm soát dòng điện giữa Collector và Emitter thông qua dòng điện điều khiển ở cực gốc Base.
- Khuếch đại tín hiệu: BJT có khả năng khuếch đại tín hiệu, làm tăng biên độ của tín hiệu vào.
- Chuyển đổi tín hiệu: BJT cũng có thể sử dụng để chuyển đổi tín hiệu, bật/tắt dòng điện đầu ra.
BJT hoạt động như một vòi nước có khóa là cực Base (B) : Chiều của dòng nước sẽ đi từ đầu Collector (C) sang Emitter (E) với BJT NPN (Transistor nghịch). Và ngược lại với Transistor thuận (PNP).
- Khi bạn mở khóa vòi nước một chút (dòng điện vào cực Base), nước bắt đầu chảy. Nếu bạn mở khóa rộng hơn (tăng dòng vào cực Base), nước chảy mạnh hơn. Và đến khi mở hết cỡ cực Base (B) thì dòng nước sẽ chảy mạnh nhất.
- Ngược lại, nếu bạn đóng vòi nước (tắt dòng kích vào cực Base), nước ngừng chảy.
Bên dưới là 1 ví dụ về hoạt động của Transistor lưỡng cực (BJT) kết hợp với LED hồng ngoại (dùng trong điều khiển tivi…).
Sự khác nhau giữa việc sử dụng BJT và FET
Transistor lưỡng cực (BJT) và Transistor hiệu ứng trường (FET) là hai loại transistor chính, và chúng có những ứng dụng riêng biệt dựa trên cách hoạt động và tính chất của chúng.
Transistor BJT (NPN và PNP):
- Khuếch đại tín hiệu: BJT thường được sử dụng để khuếch đại tín hiệu âm thanh và tín hiệu điện tương tự. Chúng làm tăng biên độ của tín hiệu đầu vào.
- Chuyển đổi tín hiệu: BJT có khả năng chuyển đổi tín hiệu đầu vào. Chúng có thể được sử dụng trong các ứng dụng như công tắc và bộ điều khiển.
- Các ứng dụng điều khiển: BJT thường được sử dụng trong các ứng dụng điều khiển khác nhau, chẳng hạn như mạch dự báo, mạch biến đổi dạng sóng, và các ứng dụng khác liên quan đến việc chuyển đổi và khuếch đại tín hiệu.
Transistor FET (JFET và MOSFET):
- Ứng dụng trong kỹ thuật số: FET, đặc biệt là MOSFET, thường được sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật số như vi điều khiển (microcontroller) và logic cmos. Chúng hoạt động tốt trong các mạch với nguồn cung cấp điện áp thấp.
- Công suất và tốc độ cao: MOSFET thường được sử dụng trong các ứng dụng có năng lượng và tốc độ cao như trong việc khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu trong mạch nguồn sạc đa cấp và biến đổi tần số cao.
Tóm lại, BJT thường được sử dụng trong các ứng dụng khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu ở tần số thấp đến trung bình, trong khi FET, đặc biệt là MOSFET, thường được sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật số, công suất và tần số cao.
Tổng kết
Ta đã trả lời được câu hỏi Transistor lưỡng cực là gì? Transistor BJT là một linh kiện quan trọng trong điện tử với khả năng khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu.
Bằng cách kiểm soát dòng điện ở Base, nó cho phép điều khiển dòng điện lớn hơn từ Collector đến Emitter. Điều này làm cho BJT trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều ứng dụng từ khuếch đại tín hiệu đến chuyển đổi và điều khiển.
Chuyên mục Linh kiện điện tử!
Mời bạn đọc tìm hiểu Kiến thức Công nghệ:
Nguồn hình ảnh: Electrical Electronics Application