#2_Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện

Tụ điện là một thành phần quan trọng trong điện tử và các hệ thống điện. Bài viết này sẽ nói về cấu tạo của tụ điện và phân loại, cách mắc, nguyên lý phóng nạp!

Nắm được lý thuyết về các linh kiện điện tử sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi tìm hiểu về các thiết bị điện…

Phần cơ bản | Linh kiện điện tử thụ động

Tụ điện là một thành phần quan trọng trong điện tử và các hệ thống điện. Nó được sử dụng để lưu trữ và cung cấp năng lượng điện trong dạng trường điện. Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản chất chính: hai điện cực và một chất cách điện.

Cấu tạo của tụ điện
Cấu tạo của tụ điện và hình ảnh thực tế
  • Còn ở điện áp 1 chiều (DC – Acquy, Pin, . . .) tụ điện không cho dòng điện đi qua (Cản trở dòng điện)
Cấu tạo của tụ điện
Tụ điện ở điện áp 1 chiều và xoay chiều (CLick to zoom)
  • Trong các loại quạt dùng tụ điện, sau 1 thời gian tụ sẽ bị yếu đi. Vì thế nên có hiện tượng quạt dùng lâu sẽ bị khó quay, quay chậm,… Cách sửa chữa đơn giản là mua tụ mới tương ứng về thay cho quạt. Lúc này quạt sẽ lại hoạt động tốt như lúc mới mua.
Cấu tạo của tụ điện
Tụ dùng trong quạt điện

Tụ điện được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ điện tử tiêu thụ đến công nghiệp và lĩnh vực y tế. Cấu tạo của tụ điện được tinh chỉnh và thiết kế để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng.

Phần nâng cao

Cấu tạo của tụ điện, điện môi, các cách mắc tụ điện

Khái niệm, cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện rất đơn giản. Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi (những chất không dẫn điện). Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

Người ta thường dùng giấy, gốm, mica,… làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như: Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá…

Trong tụ điện thì điện dung phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức:

C = εr0.S/d

Trong đó:

    • C: điện dung, có đơn vị là farad [F];
    • εr: Là hằng số điện môi hay còn gọi là điện thẩm tương đối (so với chân không) của lớp cách điện;
    • ε0: Là hằng số điện thẩm (ε0 ≈ 8.8*10-12);
    • d: là chiều dày của lớp cách điện;
    • S: là diện tích bản cực của tụ điện.
1 µF = 10-6 F
1 nF = 10-9 F
1 pF = 10-12 F

Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)

Đơn vị tụ điện là F (Fara) , µF , nF, pF

Điện áp làm việc

Điện áp làm việc
Điện áp làm việc
Tụ điện được đặc trưng bởi thông số điện áp làm việc cao nhất và được ghi rõ trên tụ nếu có kích thước đủ lớn. Đó là giá trị điện áp thường trực rơi trên tụ điện mà nó chịu đựng được.

Giá trị điện áp tức thời có thể cao hơn điện áp này một chút, nhưng nếu quá cao, ví dụ bằng 200% định mức, thì lớp điện môi có thể bị đánh thủng, gây chập tụ.

Nhiệt độ làm việc

Nhiệt độ làm việc của tụ điện thường được hiểu là nhiệt độ ở vùng đặt tụ điện khi mạch điện hoạt động. Tụ điện phải được chọn với nhiệt độ làm việc cao nhất cao hơn nhiệt độ này.

Thông thường nhiệt độ được thiết lập do tiêu tán điện năng biến thành nhiệt của mạch, cộng với nhiệt do môi trường ngoài truyền vào nếu nhiệt độ môi trường cao hơn.

Song với các tụ có mức rò điện cao, thì xảy ra sự tiêu tán điện năng biến thành nhiệt trong tụ điện, làm cho nhiệt độ trong tụ điện cao hơn xung quanh. Các hư hỏng nổ tụ thường liên quan đến hiện tượng này.

Phân loại, cách đọc và nguyên lý phóng nạp

Tụ điện phân cực

  • Hầu hết tụ hóa là tụ điện phân cực, tức là nó có cực xác định. Khi đấu nối phải đúng cực âm – dương. Từ cấu tạo của tụ điện này, tụ phân cực thường dùng nhiều trong các bộ lọc nguồn
Tụ điện phân cực
Tụ điện phân cực
  • Thường trên tụ có kích thước đủ lớn thì cực âm phân biệt bằng dấu trên vạch màu sáng dọc theo thân tụ, khi tụ mới chưa cắt chân thì chân dài hơn sẽ là cực dương.
Cấu tạo của tụ điện
Tụ phân cực, tụ hóa
  • Các tụ cỡ nhỏ, tụ dành cho hàn dán SMD thì đánh dấu + ở cực dương để đảm bảo tính rõ ràng.
→ Trị số của tụ phân cực vào khoảng 0,47μF – 4.700μF, thường dùng trong các mạch tần số làm việc thấp, dùng lọc nguồn.

Tụ điện không phân cực

Tụ điện không phân cực thì không xác định cực dương âm, như tụ giấy, tụ gốm, tụ mica,… Các tụ có trị số điện dung nhỏ hơn 1 μF thường được sử dụng trong các mạch điện tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu. Các tụ cỡ lớn, từ một vài μF đến cỡ Fara thì dùng trong điện dân dụng (tụ quạt, mô tơ,…).

Tụ không phân cực thường dùng nhiều trong các mạch có tần số làm việc cao, để lọc nhiễu,…
  • Tụ giấy: Tụ điện giấy là một loại tụ điện thông dụng. Nó có dải điện dung từ 500 pF đến 50μF và điện áp làm việc cao.
Tụ giấy
Tụ giấy
  • Tụ gốm: Tụ gốm là một tụ điện có giá trị cố định, trong đó vật liệu gốm là chất điện môi. Nó được chế tạo từ hai hoặc nhiều lớp gốm sứ xen kẽ
Tụ gốm
Tụ gốm
  • Tụ Mica: Có cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng. Đây là loại tụ điện tổn hao thấp, nên thường được sử dụng ở tần số cao và giá trị của chúng không thay đổi nhiều theo thời gian
Tụ Mica
Tụ Mica
  • Tụ điện có trị số biến đổi: Hay còn gọi tụ xoay (cách gọi theo cấu tạo), là tụ có thể thay đổi giá trị điện dung. Tụ này thường được sử dụng trong kỹ thuật Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài (kênh tần số).
Tụ xoay
Tụ xoay

Cách đọc các loại tụ điện

Với cấu tạo của tụ điện khác nhau, cách ký hiệu trên thân tụ tương ứng cũng khác nhau.

  • Với tụ hóa (Tụ phân cực): Các giá trị điện dung và điện áp làm việc của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ
Cách đọc giá trị tụ phân cực
Cách đọc giá trị tụ phân cực
Xem kỹ hình ảnh để tiếp thu kiến thức nhanh nhất!!!
  • Với các tụ khác (Như tụ giấy, tụ gốm, tụ mica): Giá trị của điện dung được ghi bằng kí hiệu.
Cách đọc giá trị tụ không phân cực
Cách đọc giá trị tụ không phân cực (Click to zoom)

Ngoài ra có 1 số tụ ký hiệu chỉ có 2 số, ví dụ như tụ gốm 33(pF)

Tụ gốm có 2 chữ số

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện

Công dụng của tụ điện 1 phần nhờ vào cách phóng nạp của nó. Click vào ảnh để xem quá trình phóng nạp nhá.

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện
Nguyên lý phóng nạp của tụ điện (Click to zoom)

Quá trình phóng nạp ở trên rất trực quan. Đầu tiên là quá trình nạp, điện áp được nạp vào tụ điện từ từ, khi nạp đầy thì đèn sẽ tắt do hiệu điện áp 2 đầu đèn là 5V – 5V = 0

Tiếp theo là quá trình phóng, khi đổi chiều công tắc, ngay lập tức điện áp 1 đầu của đèn là 0V, chênh lệch điện áp sẽ làm đèn sáng, cực (+) của tụ phóng điện về cực (-)

Các cách mắc tụ điện

Mắc nối tiếp

Cấu tạo của tụ điện
Tụ điện mắc nối tiếp (Click to zoom)

Công thức tính điện dung tương đương

1/Ctd = 1/C1 + 1/C2

Mắc song song

Tụ điện mắc song song
Tụ điện mắc song song (Click to zoom)

Công thức tính điện dung tương đương

Ctd = C1 + C2

Mắc hỗn hợp

Tụ điện mắc hỗn hợp
Tụ điện mắc hỗn hợp (Click to zoom)

Đây là tổng hợp của 2 cách mắc song song và nối tiếp ở trên.

Phần tổng kết

Ta đã cùng nhau tìm hiểu và trả lời câu hỏi Cấu tạo của tụ điện, công dụng của tụ điện. Nội dung về tụ điện chúng ta vừa xem bao gồm:

  • Cấu tạo của tụ điện, và tụ điện giống điện trở đều là linh kiện điện tử thụ động
  • Tính chất cản trở dòng điện xoay chiều, công thức tính, phân loại
  • Cách đọc các giá trị tụ điện phân cực và tụ không phân cực
  • Công dụng của tụ điện là gì? Có rất nhiều công dụng, chặn dòng 1 chiều, phối hợp làm mạch cổng hưởng, mạch lọc..

Tụ điện được sử dụng trong hầu hết các mạch điện. Trước khi sử dụng ta cần chú ý phân biệt tụ phân cực và không phân cực. Sau đó đọc và đo giá trị để kiểm tra tụ điện có bị hỏng chưa. Rồi mới lắp vào mạch, tránh sai sót khi sử dụng.

Bạn có thể đọc thêm về các linh kiện điện tử khác:

Bạn có thắc mắc gì trong bài viết không?

Đánh giá và để lại bình luận bên dưới nhá.

5/5 - (1 bình chọn)

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *