#0_Giao tiếp điện tử là gì

Giao tiếp điện tử

Nắm rõ lý thuyết về các chuẩn giao tiếp điện tử cơ bản sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và thuận lợi cho thực hiện các dự án sau này…

Giao tiếp điện tử để là cái gì? Học giao tiếp điện tử thì có lợi gì? Tại sao lại phải mất thời gian đi đọc lý thuyết? Có cần phải biết lý thuyết trước khi thực hành không…

Trong chuyên mục này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các chuẩn giao tiếp cơ bản. Các bài viết chủ yếu tìm hiểu từ nhiều nguồn. Sau đó tổng hợp và cập nhật trong các bài viết…

Lịch sử giao tiếp điện tử

Lịch sử của truyền thông điện tử bắt đầu vào năm 1729 khi Stephen Grey phát hiện ra rằng điện có thể được truyền qua một khoảng cách lớn bằng cách sử dụng dây kim loại cách điện. Nhờ có ông nên giờ ta mới có điện để sạc pin điện thoại.

Giao tiếp điện tử
Giao tiếp điện tử trong kỹ thuật

Ngày nay, có điện là có tất cả, không có điện là không có gì. Sự phát triển của nó đã tiếp tục và trở nên nhanh chóng hơn theo thời gian. Từ bóng đèn, quạt, tủ lạnh, tivi đến điện thoại, laptop…

Điện là cái cơ bản 1 kỹ sư cần nắm rõ, giao tiếp điện tử cũng thế, bản chất của nó cũng từ điện mà ra.

Giao tiếp giữa các thiết bị điện tử giống như giao tiếp giữa con người với nhau. Cả hai bên cần phải nói cùng một ngôn ngữ. Trong điện tử, những ngôn ngữ này được gọi là giao thức truyền thông.

Giao tiếp điện tử
Giao tiếp điện tử
Trong chuyên mục “Giao tiếp điện tử” này, chúng ta sẽ thảo luận về những kiến ​​thức cơ bản của các giao thức phổ biến: Giao tiếp I2C, giao tiếp UART, giao tiếp SPI, giao tiếp CAN,…

Giao tiếp nối tiếp và song song

Đúng như tên gọi, giao tiếp nối tiếp và song song được định nghĩa đúng như thế. Giao tiếp nối tiếp nghĩa là các bit dữ liệu lần lượt được truyền nối tiếp nhau. Còn giao tiếp song song nghĩa là các bit dữ liệu được truyền đồng thời. Các bit được chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác bằng sự thay đổi nhanh chóng của điện áp.

Ví dụ: điện áp trên dây đang từ 5v (mức cao) → 0v (mức thấp). Nó tương đương với mức logic từ 1 → 0
Giao tiếp nối tiếp

Giao tiếp nối tiếp có thể hiểu đại khái như sau. Một nhóm người (nhóm dữ liệu) cần được đưa từ nơi này sang nơi khác, nhưng chỉ có 1 cái cửa. cái cửa này chỉ đủ để lọt từng người một. Do vậy khi muốn truyền dữ liệu thì chỉ có thể từng người, từng người đi qua cánh cửa.

Giao tiếp song song

Giao tiếp song song thì ngược lại, mỗi người có 1 cánh cửa của riêng mình. Do vậy khi truyền dữ liệu thì tất cả mọi người đều có thể đến đích trong cùng 1 lúc.

Các bạn thấy ở giao tiếp nào thì đến đích nhanh hơn chưa? Giao tiếp song song rất nhanh, nhưng mà lại rất tốn “cửa”. Khi thực hiện dự án nào đó, tùy vào nhu cầu nhanh chậm ta sẽ chọn được giao tiếp song song hay nối tiếp cho phù hợp.

Truyền đồng bộ và không đồng bộ

Như ta vừa tìm hiểu ở trên, giao tiếp điện tử gồm giao tiếp nối tiếp và giao tiếp song song. Trong giao tiếp nối tiếp, còn có giao tiếp đồng bộ và giao tiếp không đồng bộ.

Giao tiếp điện tử là gì
Giao tiếp điện tử là gì

Sự khác nhau cơ bản giữa truyền đồng bộ và truyền không đồng bộ là xung nhịp của đồng hồ.

Ở giao tiếp I2C và SPI đều có tín hiệu đồng hồ từ master để đồng bộ cho toàn bộ mạng lưới. Ta nói giao tiếp I2C và giao tiếp SPI truyền đồng bộ.

Còn ở giao tiếp UART, chỉ có dây tín hiệu là RX và TX, không có tín hiệu đồng hồ. Ta nói giao tiếp UART truyền không đồng bộ.

Tốc độ Baudrate là gì?
Là số bit truyền được trong 1s
Ví du: 1 Mbps = 1 Megabit/s

Trên đây là phần giới thiệu cơ bản về các khái niệm thường gặp trong series về giao tiếp điện tử này.

Bạn có thể bắt đầu đọc thêm các chuẩn giao tiếp trong chuyên mục này:

Bạn có thắc mắc gì trong bài viết không?

Đánh giá và để lại bình luận bên dưới nhá.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *