#11_Cảm biến hồng ngoại IR
Cảm biến hồng ngoại được sử dụng trong phát hiện các bức xạ hồng ngoại, hôm nay ta sẽ sử dụng nó để phát hiện vật cản ở khoảng cách gần. Trong bài viết “STM32 và ngoại vi” này ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng nó.
———————————
Cùng xem bài viết bên dưới.
Cảm biến hồng ngoại – STM32 và ngoại vi
Cảm biến hồng ngoại (IR Sensor) này là một thiết bị điện tử phát và thu bức xạ hồng ngoại trong môi trường, nhằm phát hiện vật cản trong khoảng cách gần.
Trước tiên ta đọc datasheet để xem giới thiệu, mô tả chức năng của nó. Download pdf bên dưới của phần này.
Ví dụ khi mắt phát (Mắt màu trắng của cảm biến) bức xạ tia hồng ngoại ra, nếu có vật cản ở gần, tia này sẽ phản xạ trở lại và được mắt thu (Mắt màu đen) thu lấy. Nếu phần năng lượng phản xạ đủ mạnh sẽ được cảm biên xử lý và xuất ra tín hiệu tương ứng với trạng thái.
Sử dụng thư viện HAL_GPIO, bạn có thể đọc thêm tại “#1_Nhấp nháy LED” của chuyên mục “STM32 cơ bản”
Thực hành trên STM32cubeIDE
Cấu hình chân
Kết nối phần cứng như bên dưới, sử dụng và GPIO_Input để đọc dữ liệu kiểu số (Digital) từ ngoại vi.
Cuối cùng là 1 số lưu ý:
- Khoảng cách hiệu quả từ 2 → 30cm, góc lệnh nhỏ hơn 350
- Nguồn cấp có thể sử dụng trực tiếp nguồn 5V từ vi điều khiển.
Lập trình cảm biến hồng ngoại
Trong hàm main (void), ta đọc giá trị số, sử dụng 4 LED có sẵn để kiểm tra trạng thái phát hiện vật cản.
Và đây là kết quả debug:
Phần cứng và code
Phần cứng sử dụng STM32F411, module IR sensor. Phần mềm sử dụng là stm32cubeIDE. File code ví dụ các bạn tải về bên dưới, phần cứng tại Shoppe.
Ta vừa tìm hiểu về ngoại vi Cảm biến hồng ngoại trong chuyên mục STM32 và ngoại vi. Mong rằng chuyên mục này sẽ giúp nhiều bạn tiếp cận hơn với dòng vi điều khiển STM32.
Lần tới ngoại vi được nhắc tới sẽ là “Cảm biến áp suất BM180“, sử dụng để đo áp suất, nhiệt độ, và độ cao so với mực nước biển…
Các bài viết khác cùng chuyên mục trong “STM32 và ngoại vi“.
Các chuyên mục khác:
Bạn có thắc mắc gì trong bài viết không?
Đánh giá và để lại bình luận bên dưới nhá.