#5.1_Chuẩn giao tiếp USB
Giao tiếp USB là gì? Trong giai đoạn hiện nay đây là 1 loại giao tiếp rất rất phổ biến, áp dụng vào các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính… dưới dạng cáp USB Type C, USB A,… Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về loại giao thức phổ biến này.
Cùng theo dõi bài viết bên dưới
Giao tiếp USB | Phần cơ bản
Giao tiếp USB
Giao thức USB, còn được gọi là Universal Serial Bus, lần đầu tiên được tạo ra và giới thiệu vào năm 1996 để có thể dùng chung 1 giao tiếp trên vô số thiết bị điện tử khác nhau.
Có rất nhiều thiết bị sử dụng giao tiếp USB để kết nối như:
- Bàn phím.
- Chuột máy tính.
- Máy in.
- Điện thoại thông minh.
- Máy tính bảng…
Phân loại, ký hiệu
Hiện nay, có rất nhiều bản nâng cấp của USB. Từ USB 1, USB 2 đến USB 3.0 3.1 3.2…
Mỗi lần nâng cấp tốc độ truyền nhận dữ liệu đều tăng lên.
Chế độ | Viết tắt | Tốc độ truyền nhận | Phiên bản |
---|---|---|---|
Low speed | LS | 1.5 Mbit/s (187.5 KB/s) | USB 1.0 |
Full speed | FS | 12 Mbit/s (1.5 MB/s) | USB 1.0 |
High speed | HS | 480 Mbit/s (60 MB/s) | USB 2.0 |
SuperSpeed | SS | 5 Gbit/s (625 MB/s) | USB 3.0 |
SuperSpeed+ | SS+ | 10 Gbit/s (1.25 GB/s) | USB 3.1 |
SuperSpeed+ | SS+ | 20 Gbit/s (2.5 GB/s) | USB 3.2 |
Bên cạnh đó có 1 số dạng USB.
Phân biết USB 3.0 và USB 2.0 bằng ký hiệu trên thiết bị.
Phần nâng cao
Hoạt động của giao tiếp USB
Trong mạng USB, có 1 số thành phần chính
- Host: (Ví dụ như desktop, laptop…) là máy tính hoặc vật phẩm hoạt động như phần tử chính hoặc bộ điều khiển cho hệ thống USB.
- Hub: (Ví dụ như bộ chia USB…) là một thiết bị mở rộng hiệu quả số lượng cổng có sẵn . Giúp mở rộng số cổng USB có thể sử dụng…
- Port: Đây là ổ cắm mà qua đó thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím…) có thể truy cập vào mạng USB. Nó có thể nằm trên một Host hoặc một Hub.
Gói dữ liệu USB
Trong hệ thống USB, có bốn loại gói dữ liệu khác nhau, mỗi loại được sử dụng cho các kiểu truyền dữ liệu khác nhau.
- Token Packets: Cho biết loại giao dịch phải tuân theo.
- Data Packets: Gói chứa dữ liệu cần truyền, nhận.
- Handshake Packets: Sử dụng để xác nhận các gói dữ liệu đã nhận hoặc để báo cáo lỗi…
- Start of Frame Packets: Sử dụng để chỉ ra sự bắt đầu của một khung dữ liệu mới.
Kết thúc phần 1 về giao tiếp USB, ở phần này ta đã tìm hiểu khái quát về giao thức này, phân loại, tốc độ truyền, ký hiệu… Trong phần sau ta sẽ tìm hiểu về cách truyền dữ liệu, mã hóa dữ liệu, đặc điểm của giao thức cải tiến USB 3.0 …
Bạn có thể đọc thêm các chuẩn giao tiếp khác:
- #2_Giao tiếp UART | Giao tiếp điện tử cơ bản
- #3_Giao tiếp SPI | Giao tiếp điện tử cơ bản
- #4_Giao tiếp CAN | Giao tiếp điện tử cơ bản
Bạn có thắc mắc gì trong bài viết không?
Đánh giá và để lại bình luận bên dưới nhá.